a)Tình hình Thế giới và Việt Nam:
Địa điểm
|
Số ca nhiễm
|
Đang điều trị
|
Khỏi
|
Tử vong
|
Thế giới
|
182.585.616
|
11.444.766
|
167.186.972
|
3.953.878
|
Việt Nam
|
20.261
|
12.353
|
7.819
|
86
|
b)Các tỉnh thành đang có ca mắc COVID -19:
Sáng nay 5-7, Bộ Y tế cho biết đã ghi nhận thêm 328 ca mắc COVID-19 mới, trong đó TP.HCM 175 ca, Đồng Tháp 100 ca, đáng chú ý Việt Nam đã vượt 20.000 ca mắc kể từ đầu vụ dịch.
c)Tỉnh Thừa Thiên Huế:
1.Công tác giám sát, cách ly, xét nghiệm, điều trị:
- Ngày 04/7, tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện 01 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sau hơn 50 ngày không phát hiện ca bệnh mới; hiện bệnh nhân được đưa đi điều trị tại Bệnh viện TW Huế cơ sở 2.
- Đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế và nơi lưu trú: 2.804 trường hợp, trong đó: tại nhà/nơi lưu trú: 1575, tại cơ sở y tế: 02, tại cơ sở cách ly tập trung: 1.227.
- Kể từ ngày 29/4/2021 đến nay, tổng xét nghiệm: PCR: 43.252 (dương: 6, còn lại đều âm tính), test nhanh kháng nguyên: 5.711 ( đều âm tính).
- Công tác tiêm phòng COVID-19: Số vắc xin Covid-19 đã nhận đợt 1 là 7.900 liều để tiêm chủng cho đối tượng ưu tiên; đợt 2 là 1.200 liều cho các đối tượng quản lý. Đến nay, ngành y tế đã tiêm hết số lượng vắc xin được cấp.
2. Thông tin về ca bệnh mới (BN 19572):
Thông tin về ca bệnh
-Qua tiếp nhận thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng về trường hợp ca nghi nhiễm N.A.T vào ngày 03/7/2021, tại chốt kiểm tra y tế Nghĩa Điền, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi có kết quả test nhanh Dương tính với SAR-CoV-2. Theo thông tin, vào ngày 29/6/2021 trường hợp này đã di chuyển từ Đà Nẵng đến thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và có tiếp xúc với 09 F1 tại đây và đã đưa đi cách ly tập trung tại T4, điều tra dịch tễ phát hiện 46 F2 cách ly y tế tại nhà. Sau khi tiến hành cách ly tập trung tại khu cách ly T4 và lấy mẫu xét nghiệm các F1 này và phát hiện 01 ca nghi nhiễm là N.T.N có mã BN 19572.
-Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế: Lúc 9h30 ngày 04/7/2021 làm xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Tại Bệnh viện Trung ương Huế: Lúc 10h ngày 04/7/2021 xác định ca bệnh dương tính bằng phương pháp Realtime RT-PCR.
-Nữ BN 19572, 44 tuổi, trú tại thôn Phước Hưng, xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 29/6/2021 đến ngày 02/7/2021 tiếp xúc gần với F0 là N.A.T (52 tuổi; ở Quãng Ngãi; là lái xe chở hàng từ Đà Nẵng ra nhà BN 19572 ở thôn Phước Hưng, Lộc Thủy, Phú Lộc để bốc gạch men, do xe bị hỏng nên BN N.A.T ở lại đêm tại nhà BN 19572, sau đó BN N.A.T và BN 19572 tiếp tục đi Lao Bảo, Quảng Trị). BN N.A.T là chồng của F0 N.T.X, ở Quảng Ngãi. (phát hiện ngày 02/7/2021).
-Ngày 03-4/7/2021: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc đã tiến hành điều tra dịch tễ BN 19572, đến nay đã phát hiện: 23 F1 và 52 F2. Tất cả F1 đều đưa đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà và lấy mẫu xét nghiệm.
Các biện pháp khẩn cấp
- Ngay sau khi phát hiện F0 trên địa bàn, ngày 04/7/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định Áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch đối với các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn huyện Phú Lộc, như sau: khoanh vùng, phong tỏa cách ly tạm thời khu vực chợ Lộc Thuỷ và xóm Cầu, thôn Phước Hưng, xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc từ 12 giờ 00 phút ngày 04/7/2021 theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới; thực hiện giãn cách xã hội thôn Phước Hưng, xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc từ 12 giờ 00 phút ngày 04/7/2021 theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới.
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tất cả người dân trong thôn Phước Hưng, xã Lộc Thuỷ, huyện Phú Lộc và những trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan.
- Tập trung truyền thông về dịch COVID-19, các mốc dịch tễ của bệnh nhân để người dân chủ động khai báo. Tổ chức giám sát chặt chẽ những người có liên quan theo đúng quy định; Tiếp tục rà soát những người có liên quan, các trường hợp F1, F2 để xử lý, cách ly y tế theo quy định./.
4. Công tác chỉ đạo:
Hướng dẫn hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng (Công văn số 102/CV-BCĐ ngày 30/6/2021)
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch luôn sẵn sàng trước mọi tình huống và huy động sự tham gia của cộng đồng chung tay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh ban hành hướng dẫn hoạt động của "Tổ phòng, chống dịch cộng đồng" trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. TÊN GỌI
Thống nhất tên gọi: Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng.
II. MỤC ĐÍCH
Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng chính là cầu nối chủ động về công tác phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp đến với nhân dân, hỗ trợ kịp thời công tác thông tin, tuyên truyền, nắm tình hình cơ sở, phát hiện, truy vết, cách ly trong công tác phòng, chống dịch giúp cho người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch.
III. THẨM QUYỀN THÀNH LẬP CÁC TỔ PHÒNG, CHỐNG DỊCH CỘNG ĐỒNG
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn ra quyết định thành lập Tổ phòng, chống dịch cộng đồng ở tất cả các khu dân cư trên địa bàn quản lý.
IV. SỐ LƯỢNG, THÀNH PHẦN, QUY MÔ
1. Số lượng: Tối thiểu từ 03 - 05 người trở lên.
2. Thành phần: Thôn trưởng/Tổ trưởng Tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận, Đoàn thanh niên, Phụ nữ, Công an viên/Công an khu vực, Y tế thôn bản/cộng tác viên dân số…Ưu tiên những người đã tham gia các hoạt động tình nguyện y tế tại địa phương. Tổ trưởng Tổ dân phố/thôn trưởng làm Tổ trưởng.
3. Quy mô: Tùy theo điều kiện thực tế, mỗi Tổ phụ trách không quá 50 hộ gia đình thuộc địa bàn quản lý.
V. PHƯƠNG CHÂM HOẠT ĐỘNG
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”
VI. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân:
- Các biện pháp phòng, chống dịch tại từng hộ gia đình: Thực hiện nguyên tắc “5K”, đặc biệt là đeo khẩu trang; rửa tay bằng xà phòng.
- Hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân nhiệt hàng ngày (nếu có điều kiện).
- Cung cấp số điện thoại và vận động người dân tự giác khai báo y tế khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện ho, sốt, các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh hoặc đi từ vùng dịch về....
- Phát hiện và cung cấp thông tin người từ vùng dịch về chưa khai báo y tế.
2. Giám sát, phát hiện và báo cáo ngay bằng điện thoại cho chính quyền địa phương và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn những trường hợp nghi mắc COVID-19 phát hiện được tại các hộ gia đình như: sốt; ho; đau họng; cảm cúm; ốm mệt; viêm đường hô hấp... để tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kịp thời.
3. Phát hiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền những trường hợp không tự giác khai báo y tế; không chấp hành thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; người từ vùng dịch trở về chưa khai báo y tế.
4. Trợ giúp chính quyền và cơ quan y tế truy vết F1, F2 khi có ca bệnh liên quan ở địa bàn phụ trách.
5. Giám sát công tác cách ly tại nhà (phụ lục cụ thể đính kèm).
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với khả năng do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã/phường phân công.
VII. QUI TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Hàng ngày, Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng rà soát các hộ gia đình được phân công nhiệm vụ. Cung cấp số điện thoại đường dây nóng báo dịch và số điện thoại của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng cho người dân vùng phụ trách. Đồng thời thực hiện giám sát người được cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh tại công văn số 2203/BCĐ-YT ngày 15/6/2021. Báo cáo ngay cho Trạm Y tế và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
2. Nếu phát hiện các trường hợp biểu hiện ho, sốt, nghi ngờ, triệu chứng mắc bệnh…thì liên hệ cán bộ y tế xã/phường/thị trấn tại địa phương đến kiểm tra, hỗ trợ cho người dân, đảm bảo nguyên tắc phòng dịch.
3. Nếu phát hiện người từ vùng dịch trở về chưa khai báo y tế thì hướng dẫn người dân khai báo y tế theo quy định; đồng thời báo cho Công an và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn biết.
4. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an và Trạm Y tế xã/phường/thị trấn xử lý theo quy định hiện hành.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, vận động, nhắc nhở và thực hiện khai báo y tế.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế: Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát chung hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất, tham mưu Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng chống dịch tại địa phương.
2. Sở Tài chính: Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cơ chế hỗ trợ kinh phí hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng.
3. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc phát triển các giải pháp phần mềm ứng dụng hỗ trợ tác nghiệp của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng; đồng thời tổ chức, tập huấn, hướng dẫn Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng triển khai thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế:
- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng đạt hiệu quả cao.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh về kết quả hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng tại địa phương mình quản lý.
- Bố trí trang thiết bị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh; hỗ trợ kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng.
5. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Thành lập Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng ở tất cả các khu dân cư trên địa bàn quản lý.
- Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quyết định số lượng, thành viên và quy mô của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng phù hợp trên địa bàn quản lý.
- Theo dõi, hỗ trợ tối đa cho Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
- Thông báo cho người dân biết về hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng để dân biết và hợp tác.
6. Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức tập huấn cho Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng về nhiệm vụ, đảm bảo an toàn và cách thức thực hiện cho tất cả các thành viên hướng dẫn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh tại Công văn số 2203/BCĐ-YT ngày 15/6/2021. Đảm bảo an toàn cho Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng, chống dịch bệnh theo quy định như khẩu trang, sát khuẩn, khoảng cách khi giao tiếp với người dân trong các hộ gia đình để đảm bảo an toàn phòng dịch.
- Chỉ đạo các Trạm Y tế xã/phường/thị trấn hỗ trợ Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng việc theo dõi, giám sát sức khoẻ người dân, đặc biệt là người từ vùng dịch trở về, người vừa hoàn thành cách ly tế tập trung…
7. Công an xã, phường, thị trấn: Phối hợp với Tổ Phòng, chống dịch cộng đồng trong việc “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng, chống dịch, kịp thời phát hiện và xử lý các yếu tố dịch tễ trong cộng đồng.
Trên đây là Hướng dẫn hoạt động của Tổ Phòng, chống dịch COVID-19 cộng đồng trên địa bàn tỉnh của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương báo cáo Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh (thông qua Sở Y tế) để xem xét, quyết định./.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế)