Các nghiên cứu cho rằng opioids, một loại hợp chất có trong thuốc giảm đau được chiết xuất từ cây thuốc phiện, có thể tạo ra cải thiện tâm trạng trong một thời gian ngắn nhưng dùng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh trầm cảm. Thuốc giảm đau chứa opioid có hiệu quả rất cao trong việc giảm đau nhưng dài lâu có thể dẫn tới phụ thuộc và nhờn thuốc. Khi cơ thể đã quen với thuốc, nó trở nên ít hiệu quả hơn, buộc phải sử dụng liều cao hơn nếu cần, tác dụng phụ sẽ trở nên trầm trọng và thậm chí thuốc sẽ không còn tác dụng nào.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy opioid có quan hệ với bệnh trầm cảm sau khi dùng thuốc giảm đau và trị trầm cảm hằng ngày. Hơn nữa, bệnh trầm cảm gây ra bởi thuốc giảm đau chứa opioid tương ứng với thời gian dùng thuốc. Các bệnh nhân và người điều trị cần nhận thức rằng sử dụng thuốc chứa opioid trong hơn 30 ngày sẽ tăng nguy cơ bị chứng trầm cảm mới. Các thuốc được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm codeine, fentanyl, hydrocodone, hydromorphone, levorphanol, meperidine, oxycodone, oxymorphone, morphine và pentazocine.
Các bác sĩ tâm lý thường kê đơn những loại thuốc này để kiểm soát nhiều chứng bệnh từ chứng nghiện rượu, hay lo lắng, rối loạn lưỡng cực cho đến phụ thuộc opioid, chứng ám ảnh và các loại bệnh tâm thần khác.
Theo một nghiên cứu vào tháng 11-2015, 52% phụ nữ và 38% nam giới trong nghiên cứu báo cáo rằng thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn thường là thuốc chứa opioid. Đây là tình trạng phổ biến ở ngay cả những nước y học phát triển nhất như Canada, Mỹ. So với những năm 1990, số bệnh nhân bị nghiện opioid đã tăng đến 30% vì thuốc do bác sĩ kê đơn.
Các bệnh nhân càng nên cẩn trọng hơn khi dùng thuốc chứa opioid. Theo một nghiên cứu, thuốc giảm đau bán tràn lan không kiểm soát có thể vi phạm các quy định y dược và đối tượng sử dụng các loại thuốc này nhiều nhất lại là người trưởng thành trẻ tuổi. Tại Mỹ, bác sĩ tâm lý Narendra Nagareddy vừa bị bắt vì cáo buộc kê đơn thuốc chứa opioid quá liều, gây ra khoảng 12 ca tử vong của bệnh nhân.